(HR) Trong bối cảnh mới chỉ có 25% lao động quađào tạo; kinh tế tăng trưởng nhưng năng suất lao động không tăng lên đáng kể. Khi đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh thì VN còn nhiều điểm hạn chế như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…
Trong đó, nguồn nhân lực vẫn là một “nút thắt cổ chai”, một cản trở mang tính quyết định tới sự hấp thụ vốn đầu tư cũng như năng lực cạnh tranh của DN.
“Vênh” về nhu cầu lao động
Bằng việc phân tích tình hình, hiệu quả kinh doanh của DN thuộc 6 ngành chịu tác động nhiều nhất từ cơ cấu lao động là ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, dệt may, xây dựng, sản xuất thực phẩm trong năm 2006-2007, báo cáo đã cho thấy sự “vênh” nhau giữa cung cầu và chất lượng lao động trên hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Theo đó, nếu quy mô lao động trong các ngành sản xuất thực phẩm, dệt may, xây dựng gần như không đổi trong giai đoạn 2002-2005 và bắt đầu có dấu hiệu tăng lên trong năm 2006 thì nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng, bảo hiểm lại có sự giảm sút đáng kể, đặc biệt là các DN lớn (DN có từ 200 lao động trở lên - theo báo cáo).
Sự sụt giảm này thể hiện rõ ở con số từ 1.935 lao động trong năm 2005, các DN lớn trong ngành ngân hàng đã giảm quy mô xuống còn 937 lao động trong năm 2006; ngành bảo hiểm cũng giảm từ 1.505 lao động/năm 2005 xuống còn 701 lao động/năm 2006.
Trong khi các ngành sản xuất và xây dựng gần như không gặp khó khăn về nguồn cung lao động (là ngành sử dụng nhiều lao động nhất nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp) thì sự sụt giảm lao động trong các ngành dịch vụ kể trên được cho là do sự cắt giảm lao động có tay nghề thấp và sự khan hiếm lao động có tay nghề cao.
Một điểm khác biệt nữa là nếu như các DN ngành sản xuất (thực phẩm, dệt may và xây dựng) ít chú trọng đổi mới về mặt công nghệ mà chỉ tập trung vào số lượng nhân công thì ở các ngành tài chính ngân hàng, trình độ và nhu cầu đổi mới công nghệ là liên tục. Mức đầu tư vào tài sản cố định trên một lao động tại các ngành dịch vụ này cao hơn hẳn.
Mặt khác, do lao động có trình độ, năng suất cao nên các ngành ngân hàng, bảo hiểm, du lịch đứng đầu bảng về mức thu nhập trung bình trong năm của lao động so với lĩnh vực sản xuất.
Đáng chú ý, nếu so với mức thu nhập trung bình của lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước (ngân hàng: 60 triệu đồng, bảo hiểm: 69 triệu, du lịch: 23 triệu/năm 2006), khu vực ngoài quốc doanh (ngân hàng: 17 triệu đồng, bảo hiểm: 16 triệu, du lịch: 17 triệu/năm 2006) thì thu nhập của lao động cùng ngành thuộc khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giữ ở mức quán quân (ngân hàng: 228 triệu đồng, bảo hiểm: 130 triệu; du lịch: 57 triệu/năm 2006).
Từ đây, có nhân sựxem thêmthể thấy, yêu cầu về trình độ của lao động lĩnh vực dịch vụ thuộc khu vực FDI cao hơn hẳn khu vực nhà nước và tư nhân. Trên thực tế, điều này khiến các DN FDI gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút lao động làm việc cho mình bởi nguồn cung lao động dịch chuyển từ khu vực nhà nước và ngoài quốc doanh khó có thể thoải mãn nhu cầu trình độ của các DN FDI.
Hạn chế thu hút vốn đầu tư
Tình trạng thừa, thiếu lao động ở các lĩnh vực, khu vực kể trên đã và đang gây nhiều lo ngại cho các DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Đối với khu vực FDI, báo cáo đã phản ánh được khó khăn về nguồn lao động có trình độ ngay tại các vùng kinh tế - nơi có lượng vốn FDI chiếm đa số là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Không dừng lại ở đó, tại khu vực DN FDI ở miền Đông Nam Bộ đang có hiện tượng chuyển dịch ngược của lao động có trình độ cao ra khỏi các DN này (có thể để giữ các vị trí cao trong khu vực kinh tế tư nhân), mà lượng lao động bổ sung từ khu vực Đồng bằng sông Hồng vào lại rất thấp do các điều kiện di cư và khác biệt văn hoá.
Kết quả báo cáo đã khiến những người thực hiện quan ngại về khả năng hấp thụ vốn FDI của VN nói chung và các vùng kinh tế trọng điểm thu hút lượng vốn FDI nhiều nhất nói riêng. Mặc dù vốn FDI cam kết đã tăng rất nhanh thời gian qua nhưng khoảng cách giữa lượng vốn cam kết và lượng vốn thực hiện ngày càng rộng ra sẽ làm giảm thu hút đầu tư của nước ngoài tới đây ở VN.
“Tôi sợ rằng nếu không chứng minh được chúng ta có đủ khả năng hấp thụ vốn thì rõ ràng nguồn vốn vào và tốc độ sẽ không cao nữa. Năng lực hấp thụ của ta không cao thì vốn sẽ vào chậm hơn” - ông Phạm Quang Ngọc, thuộc VCCI, nói.
Trong bối cảnh mới chỉ có 25% lao động qua đào tạo; kinh tế tăng trưởng nhưng năng suất lao động không tăng lên đáng kể. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nêu bật: khi đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh thì VN còn nhiều điểm hạn chế như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… Trong đó, nguồn nhân lực vẫn là một “nút thắt cổ chai”, một cản trở mang tính quyết định tới sự hấp thụ vốn đầu tư cũng như năng lực cạnh tranh của DN.
Đến các “lối ra”
Đầu tư của Nhà nước chỉ là hữu hạn nên chủ trương xã hội hoá giáo dục và dạy nghề, đào tạo theo yêu cầu, DN phải đóng vai trò chủ động. Có sâu sát vào quá trình này thì những khó khăn, thách thức về quy mô, chất lượng lao động hiện nay mới hoàn toàn cải thiện là ý kiến chung của nhiều nhà quản lý và DN.
Ngoài ra, từ khía cạnh lao động xã hội, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách lao động xã hội, cho rằng, ở tầm vĩ mô, chúng ta đang thiếu một khâu nối, một cơ quan chuyên chăm lo vấn đề phát triển nguồn nhân lực giữa Bộ Lao động Thương binh Xã hội với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ở góc độ DN, không chỉ hỗ trợ các DN vừa và nhỏ trong vấn đề khó khăn về nhân lực, bà Hương cho rằng rất cần thiết phải hỗ trợ cả các DN lớn vì vai trò “đầu tàu”, “cứu cánh” của họ trong việc tạo nhiều việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu nhanh, hiệu quả hơn. Nhất là những DN trong ngành da giày, dệt may, có nơi lên tới 30.000-40.000 lao động mà tỷ lệ nữ chiếm đa số.
Quantri.Vn
0 nhận xét :
Đăng nhận xét