Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

Bạn đã từng tự hỏi: "Phải bắt đầu từ đâu để xây dựng lương 3P?" hay "Làm thế nào để xây dựng lương 3P" 

hay băn khoăn: “Hiện công ty em đang làm gần như chưa có hệ thống quản trị nhân sự: từ những thứ cơ bản như mô tả công việc của từng người, chức năng của từng bộ phận, … Em rất muốn xây dựng hệ thống quản trị nhân sự của công ty, nhất là hệ thống lương 3P”

Nếu bạn đang gặp những vấn đề trên thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Thực sự xây dựng hệ thống lương 3P không hề khó và cao siêu như bạn nghĩ. Khóa học lương 3P của HrShare Community và GSA Academy chính là giải pháp "cứu cánh" cho bạn đấy!

Khóa học lương 3P được tổ chức bởi tác giả/chuyên gia tư vấn nhân sự Nguyễn Hùng Cường. Điểm đặc biệt của khóa học lương 3P là giảng dạy theo phương pháp "TỪNG - BƯỚC - MỘT", phù hợp với khả năng từng người. 

Nội dung khóa học bao gồm lý thuyết và thực hành (thực hành chiếm thời lượng chủ yếu) nên bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán trong quá trình học. Mỗi một lớp học là 1 tình huống và có bao nhiêu lớp thì có bấy nhiêu tình huống. Hơn thế, sau mỗi buổi học tình huống, sẽ có video up lên hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại. 

Còn chần chừ gì mà không tham gia khóa học lương 3P của HrShare Community và GSA Academy!

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/27/review-khoa-hoc-luong-3p/

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Hệ thống lương 3P là một trong những phương pháp quản lý tiền lương khá phổ biến hiện nay. Đây là mô hình được đánh giá là có thể "trị bách bênh" của doanh nghiệp với những lợi ích thú vị. Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hệ thống này và băn khoăn "liệu xây dựng hệ thống lương 3P có khó không?". 

Đương nhiên, việc xây dựng một mô hình mới để áp dụng trong doanh nghiệp không hề đơn giản, nhất là hệ thống lương thưởng khá "nhạy cảm". Đòi hỏi sự kết hợp của người lãnh đạo và đội ngũ nhân viên để xây dựng và triển khai hiệu quả. 

Để xây dựng lương 3P, chúng ta có một quy trình cụ thể để người làm đỡ lúng túng trong khi thực hiện. Cụ thể gồm 5 bước sau: 

  • Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
  • Bước 2: Lập bản mô tả công việc vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ phận
  • Bước 3: Xác định tiêu chí hoàn thành (KPI)
  • Bước 4: Xác định năng lực cốt lõi (AKS) - Kiến thức, kỹ năng, thái độ
  • Bước 5: Thiết lập phương pháp trả lương
Nhưng cũng thật khó để hoàn thiện tốt nhất một hệ thống tương đối phức tạp thế này. Sẽ tốt hơn nếu bạn có người dẫn đường, chỉ dẫn. Một khóa học lương 3P sẽ mang đến cho bạn những kiến thức, tư duy xây dựng lương 3P bài bản cùng người đồng hành giúp đỡ sẽ là gợi ý dành cho bạn. Nhưng làm gì có nơi nào sở hữu cả hai yếu tố này? 


Khóa học lương 3P của tác giả/blogger Nguyễn Hùng Cường sẽ đáp ứng điều này. Bạn không nhìn nhầm đâu, chính xác là vậy. Đây là lớp học được tổ chức dưới hình thức "TỪNG - BƯỚC - MỘT", kết hợp lý thuyết và thực hành. 

Sau mỗi buổi thực hành, video sẽ được up lên hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người học sẽ được hỗ trợ của chuyên gia tư vấn Nguyễn Hùng Cường và đội ngũ. 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/26/cach-tinh-luong-3p-la-gi/

Mô hình lương 3P là phương thức win-win (hai bên cùng có lợi) đối với doanh nghiệp (người thuê lao động) và người lao động. 

1. Đối với người thuê lao động (doanh nghiệp) 

Xây dựng và triển khai mô hình lương 3P giúp cho doanh nghiệp nắm trong tay nhiều lợi thế. Cụ thể: 

- Đảm bảo công bằng nội bộ doanh nghiệp: Khi công khai hệ thống lương 3P với toàn thể nhân viên có thể giải đáp các thắc mắc về sự chênh lệch lương, giá trị của thành tích, sự khác nhau về năng lực, trình độ, ... 

- Khai thác năng lực của nhân viên: Với phương pháp tính lương 3p, những người giỏi và làm việc hiệu quả hơn sẽ được nhận mức lương xứng đáng. Vì vậy, các nhân viên sẽ có mục tiêu và động lực khi làm việc. 

Từ đó, tạo cho người lao động cảm giác yên tâm làm việc và cống hiến cho tổ chức vì công sức mình bỏ ra được đền đáp xứng đáng. Nhân viên cũng muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn. 

- Sở hữu hệ thống lương chuẩn: Phương pháp trả lương 3P giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện và sở hữu hệ thống đánh giá KPI một cách toàn diện để đánh giá nhân viên dựa trên các chỉ số, tiêu chí. 

2. Đối với người lao động

Hệ thống lương 3P cũng mang tới những lợi ích cho người lao động. 

- Mức lương tương xứng: Năng lực, thành tích và mức lương nhận được hàng tháng giúp nhân viên nhận ra cách để có được lương cao. Điều này giúp thiết lập mục tiêu và tạo động lực làm việc cho nhân viên. 

- Mức đãi ngộ tốt: Ngay từ khi nộp CV và phỏng vấn ứng tuyển vào bất kỳ doanh nghiệp nào, người lao động đã có thể dễ dàng hiểu được chính sách trả lương và đãi ngộ của công ty dành cho bản thân trong thời làm việc tại đây. 

Thực tế cho thấy cách thức trả lương truyền thống là một trong những nguyên nhân tạo nên "lỗ hổng" trong gắn kết đội ngũ trong doanh nghiệp. Hệ thống lương 3P khắc phục những nhược điểm của cách trả lương truyền thống và mang đến những ưu thế vượt trội trong doanh nghiệp. 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/25/cach-xay-dung-he-thong-luong-3p

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Lương 3P được xem như cơ chế trả lương cho người lao động. Vậy lương 3P là gì và mục đích của mô hình này là gì?

1. Lương 3P là gì? 

Lương 3P được hiểu “là phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động”. 

2. Mục tiêu của mô hình lương 3P

Đảm bảo sự công bằng nội bộ và bên ngoài

Mô hình lương 3P giúp người lao động hiểu được muốn mức lương cao, thu nhập tốt hơn phải làm như thế nào, cải thiện điều gì. Từ đó, tạo động lực làm việc để hiệu suất hoạt động của nhân viên được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, người lao động cũng hoàn thành mục tiêu cá nhân và góp phần hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 

Ngoài ra, với việc ứng dụng lương 3P, doanh nghiệp cũng đảm bảo sự công bằng bên ngoài. Khảo sát thị trường nhằm xác định mức lương cho tuwnfh vị trí, quy mô doanh nghiệp giúp nắm bắt được mức lương phù hợp với nhu cầu thực tế. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ có một mức lương cạnh tranh mà không bị "phá giá" so với thị trường chung. 

Động lực phát triển trong doanh nghiệp

Áp dụng hệ thống lương 3P làm cho người lao động hiểu được cơ cấu tổ chức lương, mục tiêu lớn của doanh nghiệp nơi mình đang làm việc. Điều này giúp họ càng quan tâm hơn đến kết quả cuối cùng, tự giác có trách nhiệm trong công việc và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 

Lương 3P hướng tới sự công bằng, ghi nhận và tạo động lực. Và hệ thống này được thiết kế theo hiệu suất làm việc và thành tích đạt được của nhân viên. 

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

BSC hay Thẻ điểm cân bằng nắm giữ vai trò quan trọng khi mang lại lợi ích toàn diện cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức ấy. Vậy vai trò của BSC được phát huy như thế nào? 

1. BSC là một hệ thống đo lường

Hiêu suất hoạt động của một tổ chức thường được đánh giá qua các chỉ số tài chính. Tuy vậy, các phương pháp phân tích tài chính trước đây chỉ thể hiện kết quả đã được thực hiện trong quá khứ, chứ không phản ánh sự phù hợp và cách thức tạo ra giá trị cho ngày hôm nay và tương lai của tổ chức. 

Trong khi đó, quá trình lập chiến lược và kế hoạch là hướng tới tương lai nên cần được thể hiện một cách rõ ràng không chỉ ở mặt tài chính mà phải bao quát tất cả các mặt trong toàn bộ hoạt động. BSC đã khắc phục được mặt hạn chế này khi thể hiện tất cả các mục tiêu qua các chỉ tiêu và thước đo chi tiết. 


2. BSC là hệ thống quản trị chiến lược

Bên cạnh là công cụ đo lường, BSC là mộ hệ thống quản lý chiến lược do nó cũng đồng thời là công cụ quan trọng để điều chỉnh các hoạt động ngắn hạn bằng chiến lược. Bằng cách sử dụng BSC, các tổ chức có thể hạn chế và loại bỏ được các rào cản khi thực thi chiến lược, bao gồm rào cản về tầm nhìn, rào cản về con người, rào cản về quản lý và rào cản về phân bổ nguồn lực. 

3. BSC là công cụ trao đổi thông tin

Trong những phương pháp xây dựng chiến lược trước đó, tỷ lệ nhân viên thừa hành hiểu được mục tiêu và chiến lược của tổ chức khá thấp. Họ làm việc theo quán tính, theo năng lực sẵn có mà không hình dung được hiệu quả công việc mình làm sẽ ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả chung của tổ chức. 

Ứng dụng BSC trong việc thiết lập mục tiêu và chiến lược trong tổ chức sẽ tạo cơ hội cho người lao động thảo luận về những dự kiến trong chiến lược, thảo luận và học hỏi, rút kinh nghiệm từ những kết quả không tốt trong quá khứ, trao đổi về những thay đổi trong tương lai. 

Tổng kết: BSC là một công cụ rất hữu hiệu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Nó giúp cho các tổ chức xây dựng chiến lược hoạt động của tổ chức. Cách thức xây dựng chiến lược bằng phương pháp BSC rất khác với các phương pháp truyền thống ở chỗ huy động một nguồn nhân lực đa dạng từ các thanh viên cùng tham gia. Mục đích là để truyền thông cho toàn bộ nhân viên về viễn cảnh tương lai của tổ chức, đồng thời, phát huy sự sáng tạo của họ để biến mục tiêu chiến lược trở nên gần gũi và thực tế hơn. 

Theo: tapchitaichinh.vn

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/22/bsc-la-gi-kpi-la-gi/

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Chúng ta đã biết về BSC (Thẻ điểm cân bằng) - một công cụ quản trị hữu hiệu trong doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết nguồn gốc của lý thuyết này chưa?

Lý thuyết về Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) được phát triển bởi Tiến sĩ Robert Kaplan của Đại học Harvard và Tiến sĩ David Norton - với vai trò một công cụ đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Thời điểm này, các công ty chỉ sử dụng hiệu quả tài chính ngắn hạn làm thước đo thành công. Với BSC, các thước đo chiến lược phi tài chính được bổ sung - nhằm chuyển hướng mục tiêu vào thành công lâu dài của doanh nghiệp. 

Kỹ thuật quản lý chiến lược này được trình này chi tiết lần đầu trong các bài báo và ấn phẩm của Tiến sĩ Kaplan và Norton - dựa trên tác phẩm của Art Schneiderman tại Analog Devices. Phương pháp được giới thiệu để khắc phục những khuyết điểm của các cách quản lý cũ. Bên cạnh đó, BSC cung cấp một khuôn khổ chi tiết về những gì doanh nghiệp nên đo lường để đảm bảo sự "cân bằng". 


Một phần lý thuyết Thẻ điểm cân bằng của Kaplan và Norton

Theo mô tả của Kaplan và Norton: 

"Thẻ điểm cân bằng (BSC) không phủ nhận các thước đo tài chính truyền thống. Tuy nhiên, những thước đo này chỉ nói lên những sự kiện trong quá khứ - khi mà việc đầu tư vào năng lực dài hạn và mối quan hệ khách hàng chưa phải là yếu tố quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Các biện pháp đo lường này không giúp hướng dẫn và đánh giá hành trình mà các công ty thời đại công nghệ hiện nay phải đi theo để tạo ra giá trị tương lai thông qua đầu tư vào khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, quy trình, công nghệ và đổi mới". 

Lý thuyết Thẻ điểm cân bằng của hai vị tiến sĩ được đánh giá cao. Theo công bố của Bain & Co, BSC đứng thứ 5 trong Top 10 các công cụ quản lý phổ biến nhất. Ngoài ra, BSC cũng được tờ Havard Business Review chọn là một trong những ý tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất trong suốt 75 năm qua.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

Những câu hỏi thường gặp về BSC sẽ được giải đáp trong bài viết này!

1, BSC (Thẻ điểm cân bằng) là gì? BSC hoạt động như thế nào? 

BSC là cách thức quản trị và lên kế hoạch chiến lược trong tổ chức, doanh nghiệp, ... để định hướng các mục tiêu, hành động theo tầm nhìn và chiến lược đã định. Hiểu đơn giản về quy trình vận hành của công cụ BSC là đo lường dữ liệu hiệu suất trong quá khứ và cung cấp cho các tổ chức phản hồi, gợi ý về cách đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai.

2, Bốn khía cạnh của BSC được chỉ ra là gì? 

Bốn quan điểm của một hệ thống BSC là Learning and Growth (học tập và tăng trưởng), Business processes (quy trình kinh doanh), Customer (khách hàng) và Financial Data (dữ liệu tài chính). Đây là những khía cạnh tạo nên tầm nhìn và chiến lược của một công ty. Vậy nên, họ yêu cầu một nhân viên chủ chốt của công ty, cho dù đó là điều hành và/hoặc nhóm quản lý, để phân tích dữ liệu được thu thập trong bảng điểm.

3, Cách sử dụng BSC như thế nào? 

Điểm số cân bằng cho phép các công ty đo lường vốn trí tuệ cùng với dữ liệu tài chính để "làm sáng tỏ" những thành công và thất bại trong các quy trình nội bộ. Bằng cách tổng hợp dữ liệu từ hiệu suất trong quá khứ trong một báo cáo duy nhất, ban quản lý có thể xác định sự thiếu hiệu quả, đưa ra các kế hoạch để cải thiện và truyền đạt các mục tiêu và ưu tiên cho nhân viên cũng như các bên liên quan khác.

4, Lợi ích của Thẻ điểm cân bằng (BSC)? 

Có nhiều lợi ích khi ứng dụng BSC vào hoạt động quản trị. Những lợi thế quan trọng nhất bao gồm khả năng đưa thông tin vào một báo cáo duy nhất, có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên. BSC cũng cho phép các công ty theo dõi hiệu suất về dịch vụ và chất lượng bên cạnh việc theo dõi dữ liệu tài chính. Thẻ điểm cân bằng cũng cho phép các công ty nhận ra và giảm bớt sự thiếu hiệu quả.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

 Bạn nghĩ sao nếu mình trở thành một chuyên gia BSC&KPI chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ sơ lược về xu hướng phát triển công cụ quản trị này và tiềm năng phát triển của công việc BSC và KPI.

Ứng dụng BSC/KPIs - phát triển tất yếu trong quản trị doanh nghiệp

Trong thời kỳ kinh tế nhiều biến động như hiện nay, gia tăng doanh thu, lợi nhuận chưa hẳn là tốt. Đôi khi chỉ số tài chính chỉ mang tính ngắn hạn, không phản ánh được chiến lược. Thay vào đó, tính cân bằng và sự phát triển bền vững sẽ là một trong những tiêu chí được doanh nghiệp quan tâm. Vì lẽ đó, việc ứng dụng BSC/KPIs gần như trở thành xu thế.

Theo thống kê của Hiệp hội BSC Hoa Kỳ, có 65% trên 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (qua bầu chọn của tạp chí Fortune) đã ứng dụng BSC vào quản trị chiến lược. Năm 2010, tổng thống Mỹ Barack Obama khuyến khích các tổ chức phi lợi nhuận, quản lý công tại Mỹ và các dự án nhận tài trợ ODA của Mỹ nên ứng dụng BSC vào công việc quản trị. 

Như vậy, BSC và KPIs không chỉ là công cụ được ứng dụng với mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp mà còn là công cụ quản trị. Sau hơn 30 năm (kể từ năm 1990), BSC được đánh giá là một trong 75 phát minh có hiệu quả nhất trong quản trị doanh nghiệp và đã được áp dụng ở hơn 100 quốc gia. 

Mặc dù vậy, ứng dụng BSC/KPIS tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn non trẻ. Số liệu khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng: trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, hiện có 7% doanh nghiệp đang áp dụng và 36% doanh nghiệp đang có kế hoạch áp dụng BSC trong quá trình xây dựng chiến lược. 

Chuyên gia BSC/KPIs có tiềm năng phát triển lớn

Như số liệu trên, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam có hế hoạch ứng dụng BSC không hề nhỏ. Việc ứng dụng BSC đòi hỏi chuyên môn, bài bản và nghiêm túc. Vì vậy, giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn chính là mời chuyên gia tư vấn. 

Tuy nhiên, sự khan hiếm về số lượng chuyên gia có kinh nghiệm hay chí phí để mời cố vấn cũng là vấn đề lớn. Chính vì thế, một trong những giải pháp cho bài toán ứng dụng BSC/KPIs tại doanh nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm là sở hữu những chuyên gia BSC/KPIs nội bộ.

Và bài toán được đặt ra là làm sao để trở thành chuyên gia BSC&KPIs nội bộ? Con đường rộng mở dành cho bạn là tham gia một khóa học BSC&KPIs. HrShare Community và GSA Academy sẽ đồng hành với bạn trong hành trình này!

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

BSC và KPI là bộ đôi quản trị và cải thiện hiệu suát hữu hiệu mà các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng. Lợi ích của hai công cụ này là gì? 

Thứ nhất, thiết lập hệ thống KPI đầy đủ chỉ tiêu, trọng số, thang đo đánh giá và giao cho các phòng ban, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. 

Thứ hai, tất cả nhân viên trong công ty đều có các chỉ tiêu đánh giá kết quả làm việc của mình.

Thứ ba, báo cáo đo lường kết quả, công việc theo các tần suất tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm. Đồng thời, đo lường, cải thiện hiệu suất theo thời gian thực.

Thứ tư, căn cứ kết quả Đánh giá thành tích nhân viên, mức độ cải thiện hiệu suất để trả lương KPI và xét thưởng theo thành tích.

Thứ năm, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận cũng như tăng hiệu quả lên gấp 3 lần cùng mức chi phí.

Thứ sáu, biến Doanh nghiệp vận hành theo mô hình lấy khách hàng làm trung tâm.

Thứ bảy, có chiến lược xuất sắc, thực thi chiến lược tạo sự khác biệt và hiệu quả

Thứ tám, quản trị thực thi dựa trên Dữ liệu và các thuật toán thông minh giúp ra quyết định chính xác đúng thời điểm, đúng đối tượng. Bên cạnh đó, quyết định dựa trên dữ liệu, phát triển tập trung vào năng suất và hiệu quả.

Một số điểm đặc biệt kể tới như: 

  • Ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) trong quản trị Doanh nghiệp.
  • Tăng năng lực cạnh tranh nhờ tập trung vào chuyển đổi số nhanh, chiến lược tập trung vào AI, có khả năng tạo sự khác biệt và đổi mới sáng tạo vượt trội so với các đối thủ.
  • Thúc đẩy Doanh nghiệp trở thành tổ chức sáng tạo, có khả năng thích ứng trước sự thay đổi tốt nhất, nhanh nhất để sống sót và dẫn đầu.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đón đầu Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn: Thư viện tài liệu nhân sự iCPO/sưu tầm