Trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu cấu trúc của Thẻ điểm cân bằng (BSC) và mối quan hệ của 4 thước đo của BSC nhé!
1. Cấu trúc mô hình BSC
Câu trúc của BSC là gì? Mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả làm việc, năng suất hoạt động doanh nghiệp. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có sự liên kết và tác động lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.
Trong đó, 4 thước đo chính là:
+ Thước đo tài chính (Financial)
+ Thước đo khách hàng (Customer)
+ Thước đo quá trình hoạt động nội bộ (Internal Business Processes)
+ Thước đo học tập và phát triển (Learning & Growth)
2. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong Thẻ điểm cân bằng (BSC)
Khi xây dựng BSC trong những ngày đầu, bốn thước đo hoàn toàn có thể hoạt động độc lập. Và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ qua một số tiêu chí trong đó. Nhưng thực tế, chúng quan trọng ngang nhau và tác động lẫn nhau.
Dựa trên mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong BSC được thực hiện từ dưới lên trên/từ trên xuống dưới. Hiểu đơn giản là mỗi thành phần trong mô hình được hoàn thiện bởi một hoặc nhiều mô hình trước đó.
Ví dụ, một doanh nghiệp tập trung đào tạo nhân viên (thước đo học tập & phát triển) và hoạt động năng suất hơn (thước đo quá trình nội bộ). Nhờ nền tảng nội bộ vững chắc, doanh nghiệp tạo nên giá trị. Một khi khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng những sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì chắc chắn học sẽ mua. Đây chính là nguồn doanh thu và lợi nhuận rất lớn (thước đo tài chính).
Hơn nữa, từng yếu tố mục tiêu trong 4 khía cạnh của BSC cũng có mối quan hệ nhân quả với nahu. Chẳng hạn trong thước đo tài chính, giảm chi phí và tăng doanh thu đều dẫn tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét